Cẩm nang cần biết khi đi ăn cùng đối tác – Business dining etiquette

Ghi nhớ cẩm nang quan trọng trong các bữa ăn thương nghiệp là một việc rất hữu ích trong business etiquette

Share:

Một bữa ăn cùng đối tác thường tạo không khí dễ chịu, không quá cứng nhắc như trong buổi họp đàm phán, vì vậy luôn được đánh giá tích cực trong việc nâng cao hiệu quả giao tiếp. Để phát huy tối đa ưu điểm cho bữa ăn cùng đối tác mang lại giá trị cao và tạo hình ảnh tích cực của bạn trong mắt đối tác, chúng ta cần nắm vững cẩm nang dành cho business etiquette này nhé!

Cẩm nang quan trọng trong các bữa ăn thương nghiệp – business etiquette

  • Ăn lót dạ trước khi đến: nếu là người không giỏi chịu đói hoặc giờ hẹn hơi trễ, bạn nên cân nhắc ăn lót dạ trước khi đến để tránh việc bị mất tập trung do bụng đói
  • Chuẩn bị sẵn danh thiếp để có thể trao đổi với mọi người cho bước liên lạc thuận tiện về sau
  • Có mặt đúng giờ: diện trang phục, phục sức phù hợp và có mặt đúng giờ để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Mọi lời giải thích kẹt xe, tắc đường, có việc khẩn phát sinh vào phút cuối… đều không có tác dụng trong trường hợp này.
  • Bàn chuyện làm ăn đúng thời điểm: ngay cả khi bữa ăn trưa hạn hẹp thời gian, bạn vẫn không nên hấp tấp đưa chuyện kinh doanh ra nói trước khi nhận đồ uống và gọi món. Hãy trò chuyện với khách hàng, đối tác về một vài sở thích, mối quan tâm, từ từ chuyển đề tài sang công việc của đối tác, hỏi họ về dự án họ đang làm. Hiểu rõ về đối phương sẽ giúp bạn đưa ra lời đề nghị phù hợp.

  • Bạn là chủ tiệc – bạn thanh toán: nhớ nguyên tắc nếu bạn là người mời thì bạn phải thanh toán toàn bộ chi phí bữa ăn, tránh để xảy ra tình huống khó xử khi phải chia sẻ hóa đơn
  • Kết nối mọi người: nếu bạn là người mời và trong bữa ăn có từ hai đối tác / khách hàng trở lên, bạn cần giới thiệu các khách mời với tên cùng vai trò của họ để kết nối mọi người làm quen nhau, không ai cảm thấy thoải mái khi bị lẻ loi trong bữa tiệc
  • Phong thái ứng xử và kỹ năng ăn uống tốt: tuân theo các quy tắc ứng xử và thao tác chuẩn mực căn bản trên bàn ăn: không để khuỷu tay trên bàn, không khoanh tay trước ngực, nhớ nhai thức ăn với miệng khép, dùng dao nĩa, cầm ly với thao tác đúng chuẩn …
Trang bị thao tác sử dụng dao nĩa đúng chuẩn sẽ tạo nên hình ảnh tích cực của bạn
  • Nếu đây là bữa chiêu đãi dạng tiệc cocktail đứng, hoặc tiệc rượu phần giao lưu trò chuyện, giờ break thư giãn kết nối, bạn nên lưu ý cầm ly rượu bằng tay trái để luôn sẵn sàng dành tặng cái bắt tay khô ráo ấm áp bằng tay phải với khách hàng và đối tác

Những món ăn cần tránh khi đi ăn cùng đối tác (business lunch / dinner):

  • Tránh những món phải dùng tay, khi ăn có thể tạo ra hình ảnh không gọn gàng, hoặc dính miệng, dính răng, nước sốt rơi vãi trên quần áo (chẳng hạn như burger, bánh tasco, burritos, kebab…)
  • Hạn chế những món có xương như cánh gà, sườn… đòi hỏi phải gặm/cắn khi ăn, hoặc những món có vỏ cứng như cua, tôm hùm… (trừ khi đã được tách sẵn ra khỏi vỏ). Nguyên tắc đơn giản nhất để nhớ, đó là trong bữa ăn mang tính thương nghiệp, món ăn nên gọi cần đảm bảo “knife & fork / chopstick friendly”, tức có thể sử dụng dao & nĩa / đũa thuận tiện, không làm khó bạn khi ăn
business etiquette
Nên gọi các món ăn dùng dao nĩa thuận tiện, không làm khó bạn khi ăn là một nguyên tắc căn bản trong business etiquette
  • Tránh những món quá cay, gây chảy nước mắt, đỏ mặt, đổ mồ hôi, làm bạn phải hít hà…
  • Hạn chế gọi những món quá dai (gân bò, bạch tuột…) làm bạn phải tập trung nhai, lỡ mất nhiều thời gian trò chuyện trao đổi của bạn cùng đối tác
  • Hạn chế gọi những món có nhiều tỏi, có thể gây mùi khó chịu với người cùng bàn, ảnh hưởng chất lượng giao tiếp. Nếu khi ăn mới biết món đã gọi có nhiều tỏi, việc uống một ly trà bạc hà có thể hữu ích
  • Tránh gọi những món đắt giá nhất trong thực đơn (đặc biệt khi bạn không phải là người trả tiền cho bữa ăn)
  • Tránh đưa ra quá nhiều yêu cầu cho phục vụ, bếp hoặc gọi xong lại đổi / hủy, tạo cảm giác không được tích cực về bạn trong mắt đối tác
  • Hạn chế việc ăn quá no làm bạn không thoải mái thậm chí đầy bụng ợ hơi trong khi cuộc giao tiếp vẫn còn tiếp tục ở cuối bữa
  • Cuối cùng, nếu bạn thấy món ăn không vừa ý, nên chọn cách tế nhị để góp ý với nhà hàng thay vì phàn nàn, khó chịu với nhân viên phục vụ ngay trên bàn ăn cùng đối tác
K Dining Etiquette tin rằng một khi đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức về business etiquette như trên, chúng ta sẽ tự tin hơn khi tham dự hoặc chiêu đãi đối tác. Giờ thì sẵn sàng tâm thế để bắt đầu tạo ra những giá trị tích cực nhất cho bữa ăn business lunch hoặc dinner nhé!

Mời xem thêm Kỹ năng giao tiếp – Hành vi ứng xử của chủ tiệc và khách mời (Restaurant Etiquette) nhé!

Xem thêm

giao tiếp bằng mắt - eye contact

Giao tiếp bằng mắt – eye contact

Ai cũng hiểu giao tiếp bằng mắt là rất quan trọng tuy nhiên theo nghiên cứu lượng thời gian giao tiếp bằng mắt lý tưởng nên là 60 70 thời gian của một cuộc trò chuyện nhưng trên thực tế trung bình một người bình thường chỉ giao tiếp bằng mắt khoảng 30 40 thời gian

Đọc thêm

Nhận tư vấn

Bạn đã sẵn sàng nâng cao phong thái tự tin của mình?

Tham gia cùng
K Dining Etiquette ngay!

Để lại thông tin, chúng mình sẽ chủ động liên hệ tư vấn và xếp lớp theo yêu cầu

Thông tin liên hệ

Cung cấp các lớp

Lễ nghi bàn tiệc lớp trẻ em

Lễ nghi bàn tiệc lớp người lớn

Lớp cho nhóm nhỏ

Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp